HẠ THÂN NHIỆT CHỈ HUY – MỘT KỸ THUẬT CAO NHIỀU TRIỂN VỌNG ĐÃ ĐƯỢC THỰC HIỆN TẠI KHOA HỒI SỨC CẤP CỨU – BỆNH VIỆN ĐA KHOA SƠN TÂY

Hạ thân nhiệt chỉ huy là một kỹ thuật điều trị tiên tiến giúp giảm tỷ lệ tử vong và các biến chứng ở bệnh nhân ngừng tuần hoàn hô hấp và các bệnh lý khác. Cơ chế hạ thân nhiệt giúp não giảm phù, viêm, cải thiện tưới máu và cung cấp oxy, do đó não có nhiều cơ hội hồi phục hơn.Liệu pháp hạ thân nhiệt chỉ huy hay gọi chính xác hơn là liệu pháp kiểm soát thân nhiệt mục tiêu, là phương pháp điều trị sử dụng các kỹ thuật làm lạnh để kiểm soát thân nhiệt bệnh nhân chủ động và chặt chẽ ở mức 33-36 độ C trong vòng 24-72 giờ sau ngưng tuần hoàn hô hấp.Có hai phương thức hạ thân nhiệt chính bao gồm hạ thân nhiệt trung tâm (làm lạnh nội mạch) và hạ thân nhiệt ngoại biên (làm lạnh bề mặt). Khoa Hồi sức cấp cứu – Bệnh viện đa khoa Sơn Tây, với phương châm nỗ lực – tận tâm – giành sự sống cho người bệnh. Các bác sỹ của khoa đã không ngừng học tập và triển khai thành công liệu pháp hạ thân nhiệt chỉ huy, nhằm nâng cao công tác cấp cứu cho người bệnh. Đây sẽ là một kỹ thuật cao có nhiều triển vọng áp dụng cho bệnh nhân nặng.Về lịch sử liệu pháp hạ thân nhiệt: Năm 1958, Williams GR Jr đã tiến hành các thử nghiệm đầu tiên áp dụng hạ thân nhiệt cho bệnh nhân hôn mê sau ngưng tuần hoàn hô hấp. Năm 1997, Bernard nghiên cứu trên 22 bệnh nhân ngưng tuần hoàn được hạ thân nhiệt bằng chăn lạnh kéo dài 12 tiếng đối chứng với 22 bệnh nhân trong nhóm chứng lịch sử ghi nhận:- Tỷ lệ sống của nhóm hạ thân nhiệt là cao hơn so với nhóm không hạ thân nhiệt.- Không thấy biến chứng nào đáng kể của liệu pháp hạ thân nhiệt.Các nghiên cứu năm 2002 cũng ghi nhận tỉ lệ tử vong ở bệnh nhân hạ thân nhiệt thấp hơn, đồng thời tỉ lệ bệnh nhân có di chứng thần kinh cũng thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng. Năm 2005 ra đời khuyến cáo về hạ thân nhiệt.Bs. Nguyễn Chí Hanh – Phụ trách khoa Hồi sức cấp cứu cho biết:Cơ chế của liệu pháp hạ thân nhiệt gồm nhiều yếu tố: Giảm chuyển hóa yếm khí của tế bào, giảm nhu cầu oxy cũng như năng lượng của các mô, giảm chuyển canxi vào tế bào, giảm sản xuất các gốc tự do, giảm tổn thương hàng rào máu não, giảm phóng thích các thành phần gây chuyển hóa chất kích thích thần kinh, giảm toan hóa nội bào… Từ đó đưa đến hiệu quả giảm các tổn thương mô não do thiếu tuần hoàn máu. Ts.Bs Đặng Đức Hoàn – Giám đốc Bệnh viện cũng chia sẻ: “Thành công trong áp dụng kỹ thuật hạ thân nhiệt chỉ huy sẽ góp phần cứu sống các bệnh nhân tổn thương não cấp sau ngừng tuần hoàn, cũng như sau chấn thương sọ não hoặc tai biến mạch não. Như vậy, khoa Hồi sức cấp cứu của Bệnh viện đa khoa Sơn Tây đã thực hiện được hầu hết các kỹ thuật sâu nhất của chuyên ngành hồi sức”.

DS.Huyền Thương

Bình luận

Share this post