TƯ VẤN DINH DƯỠNG – CHẾ ĐỘ ĂN KHI TRẺ BỊ TIÊU CHẢY CẤP

Tiêu chảy cấp là bệnh rất phổ biến ở trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi. Là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh suy dinh dưỡng và tử vong ở trẻ em ở các nước đang phát triển.
Tiêu chảy cấp là gì? Tiêu chảy cấp là đại tiện phân lỏng nhiều lần, trên 3 lần trong 24h, đi ngoài nhiều lần ngay khi bắt đầu bệnh, thường kéo dài trong vòng 7 ngày (không quá 14 ngày). Tính chất phân có mùi chua có thể nhầy, máu mũi (hội chứng lỵ). Có thể nôn nhiều, chướng bụng, mệt mỏi, khát nước.
Mức độ nguy hiểm: Tiêu chảy cấp gây mất nước nhiều có thể dẫn đến truỵ tim mạch và tử vong. Đồng thời tiêu chảy không được điều trị và chăm sóc đúng có thể dẫn đến tiêu chảy mạn, gây suy dinh dưỡng ở trẻ em.
Biện pháp phòng tránh bệnh tiêu chảy cấp
• Khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và kéo dài đến 24 tháng.
• Cho ăn bổ sung đúng, đủ, cân đối, hợp lý.
• Đảm bảo vệ sinh trong việc lựa chọn, bảo quản, chế biến thực phẩm cho trẻ (bàn tay – dụng cụ)
• Đảm bảo vệ sinh môi trường
• Tiêm phòng sởi đúng lịch
• Dùng thuốc theo đơn không lạm dụng kháng sinh
Các dấu hiệu cần đưa trẻ tới bệnh viện:
• Trẻ ly bì, khó đánh thức hoặc vật vã kích thích
• Bỏ bú, bú kém, khát nước (uống háo hức), không uống được, uống kém, nôn nhiều
• Tiêu chảy nặng hơn hoặc không giảm
• Trẻ sốt, phân có máu
• Tiêu chảy ở trẻ nhỏ dưới 2 tháng tuổi
• Tiêu chảy ở trẻ suy dinh dưỡng, viêm phổi, tim bẩm sinh, bệnh mạn tính, hậu môn nhân tạo

Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ tiêu chảy cấp

Thực đơn mẫu:

Bình luận

Share this post