Khoa Phụ sản – Khoa Dinh dưỡng tổ chức lớp tiền sản với chủ đề “ Trầm cảm liên quan đến thai sản”.

Khoa Dinh dưỡng phối kết hợp với các khoa lâm sàng -Bệnh viện đa khoa Sơn Tây trong công tác truyền thông dinh dưỡng với các mặt bệnh thường gặp tại bệnh viện.

Ngày 21/8/2024 vừa qua, Khoa Phụ sản phối hợp với khoa Dinh dưỡng – Bệnh viện đa khoa Sơn Tây đã tổ chức thành công lớp tiền sản với chủ đề “ Trầm cảm liên quan đến thai sản”. Tại lớp tiền sản khoa Dinh dưỡng chia sẻ nội dung về “HƯỚNG DẪN NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ”.

Vì sao bé nên bú mẹ hoàn toàn trong 6th đầu?

  • Bé không cần uống nước: vì 80% thành phần sữa mẹ là nước
  • Sữa mẹ có 2 loại: sữa đầu giàu vitamin và sữa cuối giàu năng lượng. Kết hợp cả 2 giúp trẻ nhận được 100% lượng dưỡng chất cần thiết
  • Các thành phần dưỡng chất trong sữa mẹ luôn thay đổi để đáp ứng nhu cầu của trẻ trong từng giai đoạn phát triển. Điều mà sữa bột không làm được

Hãy luôn nhớ rằng: “Cho bé bú càng nhiều, sữa được tiết ra càng nhiều”

Vì sao nên cho con bú ngay trong giờ đầu sau sinh?

  • Giúp sữa về, cho bé bú càng sớm thì sữa được tiết ra càng sớm
  • Sữa non giàu dưỡng chất và kháng thể, nuôi dưỡng bé ngay sau khi chào đời và bảo vệ bé khỏi bệnh tật.
  • Dạ dày trẻ sơ sinh rất nhỏ, chỉ cần 1 lượng sữa mẹ từ 5-7ml mỗi lần bú trong 2 ngày đầu tiên
  • Tiếp xúc da kề da giữa mẹ -con giúp bé ổn định thân nhiệt và nhịp thở
  • Ngoài ra, bé bắt đầu bú gây phản xạ lên tuyến yên làm tiết oxytocin sẽ làm tử cung co lại, giúp giảm xuất huyết sau sinh và xa nhau thai.
  • Nếu mẹ sinh mổ: Vẫn cho bé bú ngay sau 1h đầu sau sinh nếu gây tê cục bộ, sau 4-6h nếu gây tê toàn thân. Tham khảo thêm ý kiến bác sĩ để quyết định thời điểm thích hợp cho con bú

Cách làm sữa mẹ xuống nhiều sau sinh:

  • Cho bé bú đúng cữ: việc cho bé bú đúng cữ và liên tục sẽ kích thích sữa tiết ra nhiều hơn. Sữa mẹ sẽ phục hồi được 40% sau 1h đồng hồ, 75% sau 2h đồng hồ kể từ lần bú trước của bé
  • Trong khi cho bé bú 1 bên có thể hút hoặc vắt sữa ở ngực còn lại song song.
  • Nếuhút sữa cần có tâm lý thoải mái, hút sữa ở nơi quen thuộc.
  • Massage bầu vú: việc massage sẽ kích thích dây thần kinh quanh quầng vú và đầu vú

Bốn điểm then chốt để bế trẻ khi cho trẻ bú (đặt trẻ vào vú mẹ):

  • Đầu và thân trẻ nằm trên 1 đường thẳng;
  • Toàn thân trẻ sát vào người mẹ, bụng trẻ áp sát vào bụng mẹ;
  • Mặt trẻ quay vào vú mẹ, mũi trẻ đối diện với núm vú;
  • Đối với trẻ sơ sinh, bà mẹ không những đỡ đầu, vai mà còn phải đỡ phần mông trẻ

Hướng dẫn cách giữ gìn nguồn sữa mẹ:

  • Bà mẹ cần ăn no, nhiều bữa, đủ các chất dinh dưỡng: uống nhiều nước (mỗi ngày tối thiểu 1.5 lít).
  • Yếu tố quan trọng nhất để bà mẹ có nhiều sữa là phải cho con bú càng nhiều càng tốt và cho bú đúng phương pháp. Cho bú nhiều sẽ kích thích mẹ tạo nhiều hoocmon prolactin để tạo sữa.
  • Đảm bảo giờ giấc nghỉ ngơi, ngủ 8 tiếng/ngày hoặc hơn
  • Không nên tạo áp lực, lo lắng mẹ không đủ sữa
  • Nếu vú bị cương tức vẫn cần cho con bú
  • Tuyệt đối không dùng bình sữa cho trẻ ăn và cho trẻ ngậm núm vú giả vì dễ nhiễm khuẩn và trẻ sẽ bỏ bú mẹ

 

Khám và tư vấn dinh dưỡng: Liên hệ (Khoa dinh dưỡng- BVĐK Sơn Tây)

Bình luận

Share this post